Miền Tây vùng đất được biết đến là hào sảng,phóng khoáng với tình người chân chất. Nơi đây được ví như là “ muỗi kêu mà như sáo thổi “ ấy vậy mà trải qua năm tháng, bền bỉ với thời gian, vùng đất này trở nên trù phú từ con người đến cảnh vật.
Nơi đây được xem là vựa lúa số một của Việt nam và cũng là nơi quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, cuộc sống của người dân nơi đây quanh năm với nông nghiệp với những tập tục văn hóa độc đáo của vùng miệt thứ này. Hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số kinh nghiệm, du lịch Miền Tây mà bạn nên biết:
Du lịch miền tây đi mùa nào ?
Khác với các vùng miền khác trên cả nước quanh năm miền Tây chỉ có hai mùa mưa và nắng.Tuy nhiên thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này hệ thống sông ngòi chằng chịt,vùng đất phù sa màu mỡ,những cánh đồng ruộng bao la cò bay thẳng cánh.Chính vì thế nơi đây cũng là điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách.Vậy nên đến miền tây vào thời điểm nào, Khanh Thi Travel sẽ gợi ý cho bạn.
Mùa nước nổi: Bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 11,nằm ở cuối hạ lưu sông Mekong nên khi mùa nước nổi đến là bao nhiêu niềm hân hoan về lại trên gương mặt của người nông dân nơi đây,bởi nước lũ về mang cho họ bao nhiêu phù sa, tôm cá tươi trên những con sông. Đến vào mùa này bạn sẽ nhận thấy trên mỗi con kênh bờ đê,hàng điên điển nở hoa vàng rực,lấp lóng dưới làng nước đó lại là những hoa súng tim tím thi nhau khoe sắc.Các bác nông dân thì thi nhau quăng lưới kéo chài tôm cá,trẻ con thì nô đùa với nhau.Khung cảnh như bừng sống như một vụ mùa bội thu lại về.Tuy nhiên để có thể cảm nhận rõ nơi đây bạn có thể đến các địa điểm này để tham quan cũng như trải nghiệm cho mình một mùa nước nổi,rừng tràm Trà Sư An Giang mỗi độ mùa nước nổi về mặt nước nơi đây được phủ xanh bởi những “ bèo cám “ những con thuyền đi lướt qua vơ tay là bạn có thể chạm được,văng vẳng bên tai tiếng chim,tiếng ca làm xáo động….Hãy về với An Giang dưới cái ánh chiều tà trên những cánh đồng mùa nước lũ về ,các cô các chú nông dân đang gom mẻ lưới về,khung cảnh như bình yên đến lạ lùng…
Mùa Trái Cây bước vào tháng 6,7,8 cũng là mùa thu hoạch trái cây ở đây bạn có thể đến những khu vườn lớn như Cái Bè Tiền Giang, Cai Mơn Bến Tre, Long Khánh Cần Thơ để vào thăm những khu vườn trái cây xum xuê ,không chỉ nhìn thấy những loài trái cây mà còn có thể thưởng thức ngay tại vườn.
Mùa Tết cũng như những vùng quê khác,mỗi lần tết đến xuân về miền Tây lại chào đón mùa xuân bằng những thanh âm trong lành.Mùa của lúa vàng chín ngập khắp một góc chơi mùa của những loài hoa khoe sắc trên những cánh đồng hoa.Bạn sẽ bắt gặp trên đường xóm nhà nhà đang xum họp lại làm bánh ,làm mứt làm dưa cho một mùa tết ấm no,nào là mứt được đem bài ra phơi ở sân hay trên máy nhà,trẻ con thì ríu rít thử quần áo mới…Những cây mai vàng đua nhau khoe sắc ở trước cửa nhà.
Du lịch Miền Tây nên đi tỉnh nào ?
Tiền Giang vùng đất nằm không cách xa thành phố HCM là bao nơi đây là nơi được xem là nơi sản sinh ra những người phụ nữ tài giỏi cho đất nước.Ngoài ra nơi đây nổi tiếng với vùng sông nước mỹ Tho,bạn có thể đến tham quan khung cảnh sinh hoạt giao thông buôn bán của người dân ở đây,hay tìm hiểu tham quan một số vườn trái cây ăn trái tại đây.
Bến Tre cách Tiền Giang không xa chỉ cần vượt qua cây cầu Rạch Miễu bắc qua con sông Tiền nối đôi bờ Tiền Giang và Bến Tre,nơi đây nổi tiếng là xứ dừa nhà nhà người người sinh sống với nhau bằng các sản phẩm là từ dừa.Từ những món bánh từ dừa đến những đồ trang trí làm bằng dừa.Khi đến đây bạn có thể tham quan điểm du lịch cồn Long – Lân – Quy – Phụng len lỏi theo những con kênh nghe người dân nơi đây vừa đờn ca tài tử một loại hình văn hóa phi vật thể của Việt Nam cùng sinh hoạt lao động sản xuất.Thưởng thức cái di bữa cơm miền tây đầy ấm cúng.
Rời Bến Tre bạn có thể chọn cho mình điểm đến tiếp theo đó chính là Cần Thơ nơi được mệnh danh là thủ phủ của miền tây,nơi được người ta ví như vùng đất màu mỡ làm người anh cả cho cả miền Tây.Nơi đây tiếng với những điểm đến du lịch tin chắc khi đến đây bạn không thể nào bỏ qua được.Chợ Nổi Cái Răng tên gọi bằng nguồn từ cái bếp của người dân tộc Khmer có tên gọi là “ Karan “ rồi được người dân đọc chay thành Cái Răng từ đó nơi đây được biết với tên gọi này.Đến Cần Thơ sáng sớm bạn có thể chọn tour tham quan chợ nổi Cái Răng ,đây là nét đặc sắc của miền tây vì là miền sông nước nên việc họp chợ sẽ diễn ra nhiều trên sông,trên những chiếc ghe thuyền chở đầy hàng hóa trên đó.Họ hò giọng rao bán gọi mời,tiếng giọng họ làm người ta nghe mà thích thú.
Hay xa hơn nữa bạn muốn tìm hiểu về những công trình kiến trúc những văn hóa của người Khmer thì vùng đất Bạc Liêu,Sóc Trăng sẽ là điểm đến lý tưởng,bạn sẽ nhìn thấy những ngôi chùa mang dáng dấp của văn hóa của người dân tộc nơi đây,nét sinh hoạt và cũng những con người của họ.Một sắc màu đa dạng nhưng lại đầy sự ấm áp.
Ngoài ra bạn có thể xuôi máy chèo về với vùng đất An Giang vùng đất linh thiêng của miền Tây để có thể viếng Bà Chúa Xứ – điểm đến tâm linh hằng năm thu hút rất nhiều khách thập phương.Ngoài ra nơi đây còn lưu giữ những giá trị xưa của của người Chăm và những di chỉ của nền văn hóa hưng thịnh Óc Eo.
Xa hơn nữa để có thể chạm tây đến vùng cực Nam của tổ Quốc,Cà Mau tin chắc điểm đến không thể bỏ qua,nơi tận cùng của tổ Quốc,nơi duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam có 3 mặt giáp với biển.Tin chắc đến vùng đất này và chinh phục điểm cực Nam của tổ quốc sẽ là một điểm đến thú vị cho hành trình của bạn.
Du lịch miền Tây chơi gì ?
Phải chăng bạn đang lo lắng rằng khi về với miền Tây vùng đất sông nước này thì e là khó có hoạt động vui chơi nào đó mà chiều được lòng bạn. Khanh Thi Travel xin phép được giới thiệu đến bạn những điểm vui chơi thật thú vị khi đến với miền Tây nhé.
“ Tát mưng bắt cá “ đây được xem là hoạt động vui trí giải trí lành mạnh cũng nhưng có thể giúp bạn hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương nơi đây.Bạn sẽ được trang bị cho mình bộ quần áo bà bà trang phục đặc trưng của vùng đất này sau đó cùng bạn bè của mình nhảy xuống ao tha hồ mà bắt những con cá mang lên để làm bữa nhé.Bạn có thể đến với những điểm du lịch như các điểm du lịch sinh thái ở miền tây “ cù lao Thới Sơn Cần Thơ, cù lao An Bình Vĩnh Long hay ở Bến Tre ….Ngoài ra tại đây còn có rất nhiều hoạt động tham quan và vui chơi khác,như câu cá,đua xe đạp,các trò chơi dân gian ở miền tây.Hãy note ngay những điểm thú vị này khi đến với miền Tây nhé.
Thưởng thức check in làng hoa lớn nhất miền Tây .Làng hoa Sa Đéc được biết đến là một trong những nơi cung cấp lượng hoa lớn cho cả nước mỗi khi xuân về ngoài ra nơi đây cũng thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.Cứ đến dịp tết hoa ở đây sẽ đưa nhau khoe sắc,bạn sẽ nhìn thấy đầy đủ màu sắc của những loài hoa,cùng nhau chụp cho mình những bức ảnh thật đẹp nhé.
Trải nghiệm mùa nước nổi .Cứ đến tầm tháng 10,11 thì cũng là mùa nước nổi ở miền Tây về,bạn có thể đến tham quan các khu rừng nguyên sinh ở đây,ngồi trên chiếc thuyền ba lá lên lõi theo từng con kênh nhỏ,cảnh vật như vừa được sống dậy phủ quanh cho mình một màu xanh của thiên nhiên tiếng chim hú vang khắp rừng.Những điểm cực kỳ đẹp cho mùa này đó là : Rừng tràm Trà Sư An Giang , làng nổi Tân Lập Long An hay Vườn Quốc Gia U Minh Hạ ,Tràm Chim Đồng Tháp …
Bạn đang lo lắng rằng nước biển ở miền Tây thật sự không thể nào so sánh được với biển ở miền Trung.Tuy nhiên ở miền Tây vẫn có một số địa điểm mà biển vẫn xanh vẫn thu hút lòng người.Bạn có thể đến với đảo Phú Quốc nơi được gọi là thiên đường của đảo ngọc ở Việt Nam nơi đây không chỉ có nước biển trong xanh mà con cá những khu vui chơi giải trí đẳng cấp thích hợp cho những ai đang có nhu cầu nghỉ dưỡng. Hay bạn có thể chọn cho mình những quần đảo mang cảm giác hơi hoang du nhưng lại thơ mộng như đảo Nam Du đảo Hải Tặc…Tin chắc đây sẽ là địa điểm làm cho bạn có rất nhiều trải nghiệm trong chuyến đi.
Đặc sản miền Tây ?
Nói về các món ăn thì mỗi vùng miền ở Việt Nam điều có những dư vị khác nhau,miền Bắc thì vị nhạt thanh đạm còn miền Trung thì cay và mặn nhưng đến với vùng đất phương nam lại là ngọt ra ngọt cay ra cay đắng ra đắng… Cùng Khanh Thi Travel điểm qua những món ăn đặc sắc ở vùng đất này nếu bạn đã đến nơi đây nhé.
Lẩu mắm, cứ đến mùa nước nổi thì người dân nơi đây lại ra sông đánh bắt cá tôm về để làm mắm ăn cho mùa khô.Những con mắm sau khi được ủ cất theo thời gian được đem ra nấu thành nồi nước lẩu đậm vị thơm mùi đồng quê.Để ăn kèm với món này còn có thêm có tôm,mực,cá và nguyên liệu không thể thiếu của món này đó là rau đồng những loại rau được trồng xung quanh nhà hay những loài rau dại mọc sau vườn nhà nào là bông điên điển, rau đắng đất,bắp chuối…Cùng quây quần bên nhau thưởng thức nồi lẩu sôi sùn sụt,nước lẩu thì cay cay thanh ngọt,bên những người thân trong gia đình kể nhau nghe về những câu chuyện thường ngày.
Bánh Xèo món ăn mà mỗi vị khách phương xa nào đến nơi đây đều được chủ nhà tiếp đón bằng món ăn này.Bánh xèo được làm từ bột gạo pha thêm tí nghệ cho bánh có màu vàng hấp dẫn.Bởi sau có tên gọi bánh xèo là bởi khi đổ bánh để chiên âm thanh phát ra xèo xèo nên có tên gọi là bánh xèo.Khách với bánh xèo miền Trung bánh xèo miền Tây có kích cỡ to hơn,bên trong nhân bánh thường dùng củ sắn (củ đậu ) đậu xanh , thịt … để ăn món này đặc trưng đó chính là nước mắm được pha cùng với một ít chanh nước mắm không quá mặn nhưng vẫn phải đủ vị chua,cay,mặn,ngọt…Bên cạnh đó còn là những loại rau ăn kèm,rau này hái từ sau vườn mà ra người địa phương hay gọi nhau là rau “ dại “ như lá xoài non, lá sung , lá lốt , cải xanh , lá cách … toàn là những loại rau mà mỗi con đường ngã xóm miền tây nơi đâu cũng có.Vì thế đừng quên thưởng thức món này khi đến đây nhé.
Cá lóc nướng trui,mỗi lần đến mùa thu hoạch lúa rơm rạ cũng chất thành đống to,trẻ còn thì noi đùa quanh đống rơm,các cô chú thì lấy một ít ra để nướng cá đặc biệt là cá lóc nướng.Món này người dân địa phương hay dùng một cây trúc hoặc tre nhỏ cắm xuyên qua người con cá lóc rồi sau đó cắm cây que dựng đứng xuống đất.Đắp rơm xung quanh con cá và thế là đốt đến khi nào rơm cháy hết cá chín là có thể thưởng thức.Đứng ở trên cánh đồng xa xa bạn cũng có thể hưởng được hương thơm thoang thoảng của cá hòa vào mùa rơm cháy rụi.Ăn kèm với món này là món ớt được dã nát ra kèm thêm ít mỡ hành và đậu phộng rang,gói với ít rau nữa là không còn gì bằng.
Bún cá Châu Đốc ,món bún tin chắc sẽ không phải là món ăn xa lạ đối với người dân Việt Nam chúng ta,miền Tây cũng tự hào khi có thể giới thiệu đến thực khách đó chính là món bún cá Châu Đốc,điểm đặc biệt ở món bún này đó là nguyên liệu nấu nước dùng còn có thêm một gia vị được gọi là cây ngải bún cho thêm loại gia vị này vào nước dùng trở nên đậm đà hơn.Món bún được kết hợp giữ vị thơm nước dùng được nấu từ mắm kèm theo sợi bún dai dai và thịt cá săn chắc kết hợp với ít loại rau đồng quê…Ăn mà cảm nhận bao nhiêu tinh túy trọn vẹn trên từng cơ miệng.
Bánh Tằm miền tây đây được xem là một món ăn khá đặc biệt ở miền tây,bánh được làm bằng bột gạo xay ra và se thành từng sợi dài ,để ăn kèm với món này thì ngoài nước mắm cho ngọt ra kèm với các loại rau và thịt thì không thể thiếu đó chính là nước cốt dừa được nấu sệt sệt lại.Hòa quyện lại khi ăn bạn có thể cảm nhận thấy vị mặn ngọt của nước mắn vì dai dai của bánh và vị béo béo đến từ nước cốt dừa.Tin chắc sẽ là món ăn bạn không thể nào bỏ qua được khi đến đây.
Ngoài những món mặn ra thì bạn cũng không thể nào bỏ qua những món bánh ngọt của miền Tây : Bánh bò Thốt Nốt, bánh Da Lợn, bánh Tai Yến , bánh Tằm Khoai mì…
Lễ hội đặc sắc ở miền Tây?
Được biết đến là vùng đất khẩn hoan,bởi thế con người nơi đây cũng rộng mở và để ghi nhớ tổ tiên của mình họ cũng đã lưu giữ cho mình những giá trị văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội đặc sắc.Nơi đây phần lớn là người kinh,người hoa,người khmer và người chăm sinh sống là chủ yếu.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc An Giang được tổ chức vào ngày 24/4 âm lịch.Đây là lễ hội lớn hàng năm thu hút được rất nhiều khách thập phương đến để cầu may mắn bình an và cầu ăn nên làm ra…Đặc biệt của lễ hội đó là nghi thức tắm Bà.Bức tượng của Bà được che khuất bởi một bức tranh màn vải ren được thêu hoa trang trí một cách sặc sỡ,tiếp đó có 4-5 người phụ nữ được chọn dâng nước thơm lâu khắp thân tượng rồi thay trang phục cho bà.Kết thúc lễ tắm người dân mới được phép cúng bái.
Nếu người Kinh có lễ tết cổ truyền là “ Tết nguyên Đán “ thì người Khmer cũng có lễ tết cổ truyền riêng của họ. Đó là lễ Cholchnam Thmay hay có tên gọi khác là “ Lễ chịu tuổi “.Lễ được diễn ra vào tháng 3 âm lịch kéo dài từ này 3,14,15 tháng 3 âm lịch.Vào những ngày này ở các tỉnh có người dân Khmer sinh sống đông như Bạc Liêu,Trà Vinh,Sóc Trăng, An Giang…lễ hội được diễn ra trong ba ngày, ngày đầu tiên gọi là ngày “Chôl Sangkran Thmây”, vào ngày này mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc trang phục dân tộc, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Sangkran. Buổi tối, trong sân chùa sẽ diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí như múa dù-kê, rồ-băm, múa lâm-thôl, thả đèn gió,… Ngày thứ hai gọi là “Wonbơt”, buổi sáng thức giấc, mọi người làm lễ dâng cơm các sư sãi ở chùa. Đến buổi chiều, có lễ đắp núi cát, theo đó ai cũng sẽ tìm nắm cát sạch đem đến chùa đổ thành đống quanh các đền thờ Phật và hành lang trước sân chùa. Ngày cuối cùng gọi là ngày “Lơn Săk”, là ngày lễ tắm tượng Phật sư.Kết thúc lễ cũng là lúc người dân nơi đây chính thức bước vào mùa vụ lớn trong năm.
Lễ hội Ok Om Bok hay còn được gọi là Phochia Praschanh som paes khen,đây được coi là lễ hội Cúng Trăng.Lễ hội diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch hằng năm sẽ tổ chức cuộc thi đua ghe ngo.Chiếc ghe sẽ đại diện cho chính vùng đất mà họ sinh sống để thi đâu trên ghe có khoảng 40 – 50 người,cùng nhau ngồi trên một chiếc ghe được thiết kế khá độc đáo và chạm khắc tinh xảo.Khi tiếng còi vang lên thì tất cả tay chèo sẽ cùng nhau chèo về đích.Ngoài ra còn có các hoạt động khá nhau hát dù-kê ( được xem là loại hình ca múa dân gian đặc trưng của người dân Khmer ).